Mùa Chay trong tâm tình người Công giáo Năm 2023
- Nếu bạn là một người Công giáo thì bạn sẽ chuẩn bị thế nào cho Mùa Chay sắp tới ?
- Bạn biết Mùa Chay là ngày gì không và ý nghĩa của ngày đó chứ ?
Trang bài viết này, hãy cùng đồ thờ Hoàng Dương tìm hiểu về Mùa Chay và cuộc sống người Công giáo trong mùa Chay nhé. Nếu bạn có thêm thông tin hay hãy để lại lời nhắn để Hoàng Dương và cộng đoàn cùng biết nhé.
Những thông tin hữu ích về Mùa Chay
Mùa Chay là gì?
Theo lịch sử, Mùa Chay là thời kỳ 40 ngày trước Phục Sinh, không tính các ngày Chúa Nhật. Mùa chay bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro và kết thúc vào Thứ Bảy Tuần Thánh (ngày trước Chúa nhật Phục Sinh). Trong những năm gần đây, điều này được sửa đổi sao cho bây giờ nó kết thúc với Lễ Chiều Thứ Năm Tuần Thánh, để dọn đường cho Tam Nhật Thánh.
Tại sao các ngày Chúa Nhật không được tính vào số 40 ngày?
Bởi vì Chúa Nhật là ngày mà Đức Kitô sống lại, khiến cho ngày ấy thành một ngày không thích hợp cho việc ăn chay và than khóc tội lỗi. Trong ngày Chúa Nhật, chúng ta phải cử hành cuộc sống lại của Đức Kitô để cứu chuộc chúng ta. Chính là ngày thứ Sáu mà chúng ta tưởng niệm cái chết của Người vì tội chúng ta. Các ngày Chúa Nhật trong năm là những ngày cử hành và các ngày thứ Sáu là những ngày sám hối.
Tại sao Mùa Chay lại kéo dài 40 ngày?
T. Bởi vì 40 ngày là một con số truyền thống của kỷ luật, lòng mộ mến và chuẩn bị trong Kinh Thánh. Vì thế Ông Mai-Sen đã ở trên núi Thiên Chúa 40 ngày (Xh 24: 18; 34:28); những người trinh sát đã ở trong vùng đấy 40 ngày (Ds 13: 25); Elia đã đi 40 ngày trước khi tới được hang ở đó Ngài được thị kiến (I V 19:8); Ninive đã được cho 40 ngày để sám hối (Gn 3:4) và quan trọng nhất, trước khi đảm nhận nhiệm vụ rao giảng, Chúa Giêsu đã qua 40 ngày trong nơi hoang mạc để cầu nguyện và ăn chay (Mt 4:2)
Do bởi Mùa Chay là một thời kỳ để cầu nguyện và chay tịnh, nó hợp cho các Kitô-hữu để bắt chước Đức Chúa của họ với thời kỳ 40 ngày. Đức Kitô đã dùng một thời gian kéo dài 40 ngày cầu nguyện và chay tịnh, để chuẩn bị cho sứ mệnh của Người, mà cực điểm là cái chết và sự sống lại của Người, và do vậy nó thích hợp cho các Kitô-hữu bắt chước Chúa Giêsu với thời kỳ 40 ngày ăn chay và cầu nguyện để chuẩn bị cử hành đỉnh cao nhất của sứ mệnh Người, Thứ Sáu Tuần Thánh (ngày Chúa Giêsu chịu đóng đinh) và Chúa Nhật Phục Sinh (ngày Chúa Giêsu sống lại). Vì vậy, GIÁO LÝ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO nhận định: “Vì chúng ta không có một thượng tế không có khả năng cảm thông yếu đuối của chúng ta, nhưng là một thượng tế trong mọi khía cạnh để bị thử thách như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi (Dt 4:15). Bằng 40 ngày long trọng của Mùa Chay, Giáo Hội liên kết mỗi năm với Mầu Nhiệm Chúa Giêsu trong hoang địa” (số 540).
Ngày ăn chay và hãm mình là gì?
Theo giáo luật hiện hành trong nghi lễ Tây Phương của Giáo Hội, một ngày ăn chay là một ngày trong đó người Công giáo từ 18 cho đến 60 tuổi bị bắt buộc phải giữ một sự chay tịnh giới hạn. Trong nước này, người ta có thể ăn một bữa duy nhất bình thường và hai bửa ăn qua loa, bao lâu những bửa ăn qua loa này không thêm vào một bửa ăn thứ nhì. Trẻ em không bị buộc phải ăn chay, nhưng cha mẹ chúng phải bảo đảm chúng được giáo dục thích hợp trong việc thực hành chay tịnh tinh thần. Những người đang uống thuốc cần ăn nhiều hơn, thì có thể được miễn trừ dễ dàng khỏi việc ăn chay, do chủ chăn của họ.
Một ngày kiêng thịt là một ngày trong đó người Công-giáo từ 14 tuổi hoặc già hơn bị buộc không được ăn thịt (theo luật hiện hành ở Mỹ Châu, thì cá, trứng, các chế phẩm từ sữa, những phụ gia hoặc thực phẩm chế biến từ mỡ động vật được cho phép trong nghi lễ Tây phương, mặc dầu không được phép trong nghi lễ Đông phương). Lần nữa những người ăn theo chế độ được dễ dàng miễn trừ.
Nguồn thông tin: Phụng vụ – SimonHoaDaLat
Tâm tình mùa Chay người Công giáo
Chúng ta đã vào Mùa Chay. Cũng như mọi năm, Mùa Chay bắt đầu từ thứ tư Lễ Tro và kéo dài trong 40 ngày. 40 ngày này nhằm chuẩn bị cho chúng ta sống mầu nhiệm cuộc Thương khó của Chúa Giêsu, đón nhận cái chết và mừng ngày Phục sinh của Người. Ngoài ra, Mùa Chay còn nhắc cho chúng ta thời gian 40 đêm ngày Chúa ăn chay cầu nguyện, trước khi công khai ra truyền đạo, để mặc khải cho nhân loại sứ mệnh cứu nhân độ thế của Người. Trong Mùa Chay, Hội thánh muốn đón nhận sứ điệp cứu độ với một tấm lòng quảng đại đặc biệt. Vì thế, Hội thánh rất chú ý lắng nghe những lời của Chúa Kitô loan báo Nước Thiên Chúa. Lời nói cuối cùng của Người chính là cái chết trên cây Thập Tự để làm lễ giao hòa chúng ta với Thiên Chúa.
Vậy có ba ý tưởng chính cho chúng ta suy nghĩ và đem ra thực hành trong Mùa Chay.
1. Thánh giá
Trong Mùa Chay, mọi người chúng ta phải chú ý đặc biệt nhìn lên Thánh Giá để tìm hiểu thêm ý nghĩa hùng hồn mà Thánh Giá muốn nói với chúng ta. Khi nhìn lên Thánh Giá, chúng ta không chỉ nhớ lại những biến cố đã xảy ra cách đây hơn hai ngàn năm mà còn đón nhận một bài học cho thời đại chúng ta, cho người ngày nay vì “Đức Kitô hôm qua cũng như hôm nay và muôn đời vẫn là một” (Dt 13,8). Thánh Giá của Người là một lời kêu mời mạnh mẽ thúc giục chúng ta ăn năn hối cải và thay đổi đời sống, vì chính Người đã bằng lòng chịu chết treo trên cây Thập Tự để cứu chuộc chúng ta, để biến đổi chúng ta từ tình trạng là những kẻ thù nghịch với Thiên Chúa trở nên con cái và thừa hưởng gia nghiệp muôn đời. Cho nên, chúng ta phải coi lời kêu gọi này là gửi đến cho mỗi người và mọi người nhân dịp Mùa Chay. Nói khác đi, sống Mùa Chay có nghĩa là nhờ Chúa Giêsu mà thay đổi đời sống và qui hướng về Thiên Chúa.
2. Cầu nguyện
Ý tưởng thứ hai là cầu nguyện. Trong Tin Mừng, rất nhiều lần Đức Giêsu nói đến cầu nguyện và gắn liền cầu nguyện với thay đổi đời sống. Phải cầu nguyện, tiếp xúc với Thiên Chúa mới mong thay đổi được đời sống, vì nhờ cầu nguyện, con người chúng ta được lay động thức tỉnh, từ đó nhìn ra những điều cần phải thay đổi trong đời sống của mình mà ăn năn hối cải. Trong Mùa Chay, chúng ta phải cầu nguyện, cố gắng cầu nguyện, tìm thời giờ và những nơi để cầu nguyện. Cầu nguyện đưa chúng ta ra khỏi thái độ dửng dưng và làm cho chúng ta nhạy cảm với những điều có liên quan đến Chúa và các linh hồn. Cầu nguyện cũng giáo dục lương tâm chúng ta và Mùa Chay rất thích hợp cho công việc này. Trong Mùa Chay, Hội Thánh nhắc bảo chúng ta phải xưng tội để lương tâm được trong sạch mà sống mầu nhiệm Phục sinh của Chúa Kitô, không phải trong phụng vụ mà thôi nhưng trong cả tâm hồn nữa.
3. Ăn chay, chia sẻ
Làm phúc, bố thí và ăn chay là những phương thế liên hệ mật thiết với nhau để giúp chúng ta ăn năn hối cải. Ăn chay không chỉ có nghĩa là bớt ăn hay không ăn mà còn có nghĩa là thắng mình, là đòi hỏi với chính mình, sẵn sàng từ chối ăn uống và chấp nhận hy sinh những vui thích. Và làm phúc có nghĩa là chia vui sẻ buồn với người khác, giúp đỡ người ta, nhất là những ai lâm cảnh thiếu thốn, phân phát cho người ta không nguyên của cải vật chất mà cả tinh thần nữa. Chính vì thế, chúng ta phải tỏ ra cởi mở đối với người khác, biết nhận ra những nhu cầu của họ và cảm thông những nỗi đau buồn của họ, đồng thời tìm cách đáp ứng những nhu cầu đó và làm cho những nỗi đau thương của họ vơi nhẹ đi.
Như vậy, cầu nguyện để kết hợp với Thiên Chúa đồng thời cũng hướng chúng ta tới tha nhân. Khi chúng ta đòi hỏi đối với bản thân và quảng đại đối với tha nhân, nhất là đối với những ai đau khổ và thiếu thốn là chúng ta sống kết hợp với Chúa Kitô chịu đau khổ và bị đóng đinh vì Người tự đồng hóa với họ như Người nói: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đã hỏi han” (Mt 25, 35-36).
Trong Mùa Chay, chúng ta thường nghe đọc: “Đây là lúc Chúa thi ân, đây là ngày Chúa cứu độ.” Vậy chúng ta hãy tận dụng thời gian này vì là thời thuận tiện và là thời Chúa ban ơn để chúng ta sám hối và tin vào Tin Mừng như Chúa dạy: “Thời kỳ đã mãn và triều đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào tin Mừng” (Mc 1, 15).
Nguồn: tổng GP. Sài Gòn – tâm tình mùa chay